Mạng WiFi chập chờn điện thoại là tình trạng người dùng WiFi thường gặp phải khi truy cập Internet nhưng nhiều người dùng vẫn khá bối rối và không biết phải xử lý như thế nào? 18 nguyên nhân và cách khắc phục kết nối WiFi chập chờn trên điện thoại tối ưu dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này đơn giản và gọn nhẹ nhất. Mời bạn đón đọc.
1. WiFi chập chờn do vấn đề từ điện thoại
Nếu bạn thấy tín hiệu phát từ Router WiFi vẫn rất mạnh, điện thoại người khác vẫn kết nối WiFi tốt, thế nhưng điện thoại của bạn không thể kết nối hoặc sóng WiFi kết nối chập chờn, lúc có lúc không. Điều này cho thấy điện thoại của bạn đang gặp vấn đề và cần hướng khắc phục ngay tức thì để đảm bảo kết nối WiFi luôn ổn định với đường truyền tốt nhất.
1.1. Sử dụng nhiều ứng dụng can thiệp và ảnh hưởng đến kết nối
1- Nguyên nhân: Một số tác vụ bạn đang sử dụng như ứng dụng VPN, ứng dụng Ưu tiên WiFi, ứng dụng Chống Virus,… đôi khi có thể làm ảnh hưởng kết nối mạng nếu chạy cùng lúc, khiến WiFi chập chờn điện thoại, thậm chí mất WiFi.
2- Cách khắc phục: Nếu trên thiết bị di động của bạn có thiết lập các ứng dụng này, bạn hãy thử tắt chúng từ 15 – 20 phút để xem liệu sự cố này có khắc phục được hay không. Nếu không thể khắc phục, bạn có thể kiểm tra lại Router WiFi và thử nghiệm các hướng xử lý chi tiết tiếp theo đây.
1.2. Sử dụng nhiều tác vụ chiếm sóng WiFi
1- Nguyên nhân: Việc xem video 4K, Youtube, chơi game cùng lúc, thực hiện tải ứng dụng nặng hay bật nhiều tab nặng trong khoảng thời gian dài sẽ tiêu tốn khá nhiều băng thông truy cập mạng, khiến tốc độ WiFi không ổn định, chập chờn trên điện thoại.
2- Cách khắc phục: Trong trường hợp này, bạn chỉ cần nâng cấp băng thông cao hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng mạng hoặc cân nhắc tải game, kết nối video vào những khung giờ ít người truy cập mạng WiFi.
1.3. Điện thoại đang bật chế độ tiết kiệm pin
1- Nguyên nhân: Khi bật chế độ tiết kiệm pin, điện thoại sẽ tự động giảm công suất phát sóng WiFi để hạn chế tiêu hao năng lượng pin. Lúc này, với cơ chế kết nối 2 chiều, tức là điện thoại cũng sẽ phải phát sóng tín hiệu WiFi đến Router. Vậy nên việc cài đặt chế độ tiết kiệm pin sẽ khiến Router WiFi khó tiếp nhận được tín hiệu WiFi từ điện thoại, dẫn đến kết nối chập chờn, không ổn định.
2- Cách khắc phục: Bạn chỉ cần tắt chế độ tiết kiệm pin trên điện thoại của mình là có thể khôi phục kết nối Internet bình thường. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Cách 1: Tắt trực tiếp trên thanh thông báo của điện thoại: Vuốt màn hình điện thoại từ trên xuống dưới để mở các tiện ích nhanh, sau đó ấn chọn biểu tượng “Tiết kiệm pin” để tắt cài đặt cũ.
- Cách 2: Tắt thông qua Cài đặt: Truy cập Cài đặt → Pin và bộ nhớ → Quản lý pin → Tắt chế độ “Tiết kiệm pin”
Lưu ý: Cách tắt chế độ tiết kiệm pin trên có thể áp dụng cho tất cả các dòng điện thoại ứng dụng phần mềm Android và iOS.
1.4. Điện thoại kết nối mạng WiFi cũ
1- Nguyên nhân: Dù đã chuyển WiFi mới có tốc độ ổn định và băng tần phù hợp hơn nhưng kết nối WiFi trên điện thoại vẫn chập chờn, khả năng cao là điện thoại của bạn đang kết nối với mạng WiFi cũ.
2- Cách khắc phục: Khi gặp tình trạng này, bạn sẽ cần thiết lập lại kết nối theo cách thủ công bằng cách truy cập Cài đặt → WiFi bạn đang dùng → Ấn “Quên mạng này” và “Kết nối lại” với mạng WiFi từ đầu là hoàn thành.
Lưu ý: Các bước thực hiện này sẽ tương tự trên điện thoại hệ điều hành Android và iOS.
1.5. Điện thoại đang bật kết nối Bluetooth
1- Nguyên nhân: Thực tế, một số Router WiFi và chế độ Bluetooth đều sử dụng chung băng tần 2,4GHz để gửi tín hiệu, việc sử dụng cùng lúc Bluetooth sẽ làm nhiễu sóng WiFi, thậm chí cắt hoàn toàn kết nối WiFi hoặc làm chậm tốc độ mạng trên điện thoại.
2- Cách khắc phục: Cách khắc phục lỗi kết nối WiFi trên điện thoại do Bluetooth làm nhiễu sóng khá đơn giản khi dựa trên 1 trong các giải pháp sau:
- Tránh xa các nguồn gây nhiễu sóng
- Thiết lập tính năng cùng tồn tại với Bluetooth trên Router WiFi có hỗ trợ
- Thay đổi sóng tần WiFi từ 2.4GHz lên 5GHz để tránh nhiễu sóng với sóng tần 2.4gHz của Bluetooth
- Chạy trình khắc phục sự cố mạng
- Cài đặt ứng dụng WiFi Analyzer để kiểm tra và cài đặt, tránh bị trùng kênh WiFi.
Ngoài ra, để cập nhập thêm nhiều giải pháp khắc phục tình trạng WiFi chập chờn khi kết nối Bluetooth hữu ích khác, bạn đừng quên tham khảo bài viết từ Sửa Điện Thoại nhé.
1.6. Lỗi DNS trên điện thoại
1- Nguyên nhân: Việc điện thoại của bạn vẫn thiết lập DNS bản cũ hoặc trong quá trình sử dụng xuất hiện lỗi server DNS cũng sẽ là nguyên nhân khiến hệ thống DNS của máy chủ kết nối WiFi chập chờn trên điện thoại.
2- Cách xử lý: Đối với vấn đề này, bạn sẽ cần nâng cấp DNS theo các yêu cầu của hệ thống để kết nối WiFi trên điện thoại ổn định hơn. Để thực hiện nâng cấp DNS trên điện thoại, bạn dễ dàng thực hiện theo các bước sau:
Trên điện thoại hệ điều hành Android
- Bước 1: Truy cập vào Cài đặt → Kết nối → WiFi
- Bước 2: Chọn kết nối WiFi bạn đang sử dụng.
- Bước 3: Nhấp chọn mục Thông tin bên cạnh biểu tượng tín hiệu WiFi, hoặc đối với Android 10, bạn hãy nhấp chọn Icon bánh răng → Nâng cao → DHCP → Tĩnh.
Trên điện thoại hệ điều hành iOS
- Bước 1: Truy cập Cài đặt → WiFi → Nhấp chọn icon chữ “i” ở bên cạnh Icon WiFi bạn đang truy cập.
- Bước 2: Chọn Định cấu hình DNS → Thủ công → Thêm máy chủ → Nhập lần lượt hai địa chỉ 1.1.1.1 và 1.0.0.1, sau đó ấn Lưu.
- Bước 3: DNS mới trên iPhone đã được thiết lập thành công.
1.7. Điện thoại bị lỗi cài đặt hệ thống
1- Nguyên nhân: Trong quá trình sử dụng, có nhiều tính năng/tác vụ mà người dùng tự động cập nhập và cài đặt cho điện thoại khác với thiết lập ban đầu của nhà sản xuất, khiến cho kết nối WiFi trên điện thoại không ổn định, chập chờn.
2- Cách xử lý: Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần khôi phục lại cài đặt gốc và loại bỏ mọi tác vụ gây lỗi phần mềm trên thiết bị điện thoại của bạn. Tuy nhiên, hãy hoàn tất sao lưu dữ liệu trước khi khôi phục cài đặt để tránh mất đi những dữ liệu quan trong đã lưu vào thiết bị của bạn nhé.
Cách khôi phục cài đặt gốc đơn giản với quy trình thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập Cài đặt → Hệ thống → Tùy chọn đặt lại
- Bước 2: Ấn chọn Khôi phục cài đặt gốc/ Xóa tất cả dữ liệu
- Bước 3: Nhập mã PIN điện thoại của bạn và xác nhận cài đặt bằng cách ấn Xóa tất cả dữ liệu lần nữa
Sau khi khôi phục cài đặt gốc, bạn sẽ phải thực hiện lại quá trình thiết lập ứng dụng tương tự như lần đầu tiên sử dụng. Khi thiết lập hoàn tất, bạn hãy bật WiFi, chọn mạng sẽ sử dụng và thử kết nối lại.
1.8. Điện thoại nhiễm phần mềm độc hại, virus
1- Nguyên nhân: Khi điện thoại bị nhiễm các mã độc hại, virus sẽ xâm nhập và chiếm sóng WiFi cho nhiều mục đích khác nhau, làm tiêu hao khá nhiều băng thông, dẫn đến việc kết nối WiFi trên điện thoại bạn chậm và không ổn định.
2- Cách khắc phục: Bạn có thể xử lý vấn đề này bằng cách cài đặt phần mềm diệt virus miễn phí, hoặc nếu có điều kiện bạn hãy trang bị cho mình phần mềm diệt virus bản quyền của các hãng tin cậy để quét và thiết lập lại toàn bộ hệ thống.
1.9. Tính năng lọc MAC vẫn hoạt động
1- Nguyên nhân: Tính năng kiểm soát truy cập đa phương tiện (MAC) được thiết lập với mục đích xác định số lượng thiết bị kết nối trên Router WiFi. Chế độ MAC chỉ lọc những địa chỉ kết nối nhất định, do đó sẽ hạn chế số lượng thiết bị điện thoại được kết nối, dẫn đến tình trạng WiFi chập chờn trên điện thoại.
2- Cách khắc phục: Bạn sẽ cần phải sử dụng thiết bị khác để truy cập và cài đặt bỏ chặn. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Truy cập bộ định tuyến (Router WiFi) và đăng nhập thông tin tài khoản
- Bước 2: Chọn “Wireless” → “Wireless MAC Filtering”
- Bước 3: Ấn chọn “Enable” để mở tính năng Wireless MAC Filtering
- Bước 4: Chọn “Allow the stations specified by any enabled entries in the list to access” nhằm thiết lập quy tắc lọc
- Bước 5: Xóa hoặc vô hiệu các mục nhập chặn đã thiết lập trước đó
- Bước 6: Chọn “Add New” và điền vào các mục trống cụ thể như sau:
- MAC Address: Điền địa chỉ MAC của thiết bị bạn muốn quản lý
- Description: Điền mô tả thiết bị để dễ nhận biết
- Status: Enabled
- Host: Tên Router WiFi bạn đang sử dụng
- Bước 7: Ấn chọn “Save” để lưu và hoàn thành thiết lập bỏ chặn MAC
1.10. Tốc độ truy cập WiFi của các dòng điện thoại cũ thấp
1- Nguyên nhân: Một số dòng điện thoại Android hoặc iOS đời cũ, khi sử dụng lâu ngày, không được nâng cấp, thì dù WiFi có mạnh cũng không thể đảm bảo kết nối ổn định khi truyền tín hiệu đến thiết bị bởi chức năng kết nối WiFi kém.
2- Cách khắc phục: Cách xử lý vấn đề này tốt nhất chính là mang điện thoại đi bảo hành, sửa chữa hoặc nâng cấp thiết bị hiện đại hơn.
2. WiFi chập chờn điện thoại do thiết bị phát WiFi
Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ điện thoại, kết nối WiFi chập chờn còn có thể do các lỗi khách quan phát sinh khi thiết bị phát WiFi gặp trục trặc như: Bộ phát WiFi quá tải, chip Router WiFi bị lỗi hay Router đời cũ kết nối kém,… khiến công việc, học tập và nhu cầu giải trí qua Internet của người dùng bị gián đoạn.
2.1. Bộ phát WiFi bị quá tải
1- Nguyên nhân: Bộ phát WiFi sử dụng liên tục trong thời gian dài sẽ bị nóng, quá tải, thậm chí là không thể chịu được nhiệt độ môi trường bên ngoài dẫn đến hư hỏng và không thể truyền phát tín hiệu.
2- Cách khắc phục: Bạn dễ dàng xử lý vấn đề này bằng cách ngắt nguồn để Router WiFi nghỉ ngơi trong khoảng từ 5 – 10 phút, sau đó khởi động lại và thiết lập cài đặt nghỉ ngơi tự động cho Router WiFi giúp thiết bị nâng cao chất lượng và độ bền sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp quạt tản nhiệt mini nhỏ chạy pin bên cạnh cục phát WiFi để tăng hiệu quả tản nhiệt và làm mát cho thiết bị.
2.2. Anten bộ phát đặt không đúng hướng
1- Nguyên nhân: Anten Router WiFi là bộ phận quan trọng giúp truyền phát tín hiệu đến các thiết bị muốn kết nối WiFi, vậy nên việc đặt anten không đúng hướng sẽ khiến tín hiệu sóng WiFi truyền lệch và không thể tiếp cận đến thiết bị cần kết nối mạng.
2- Cách khắc phục: Với cục phát 1 anten, sóng WiFi sẽ được truyền phát mạnh nhất theo phương ngang khi bạn đặt vuông góc với mặt đất. Trường hợp bạn sử dụng Router WiFi có 2 anten, bạn hãy đặt 1 hướng anten nằm ngang và 1 hướng anten lên trên, giúp Router truyền phát tín hiệu WiFi tốt hơn theo cả phương ngang và dọc.
2.3. Chip WiFi bị lỗi
1- Nguyên nhân: Nếu đã khởi động lại Router WiFi mà tín hiệu đường truyền vẫn yếu, rất có thể chip WiFi của bạn đã bị lỗi, khiến cho kết nối WiFi trên điện thoại chập chờn, không ổn định.
2- Cách khắc phục: Nếu đã thử hết các biện pháp như khởi động lại, đặt lại cấu hình gốc mặc định cho Router, nhưng Router WiFi vẫn hoạt động chập chờn, thì chip WiFi trên Router khả năng cao đã bị lỗi. Lúc này bạn cần liên hệ nơi bảo hành để được sửa chữa thay thế thiết bị.
2.4. Sử dụng bộ phát WiFi đời cũ
1- Nguyên nhân: Các Router WiFi đời cũ với cấu hình yếu khó có thể đáp ứng tín hiệu truyền tải WiFi cùng lúc cho nhiều thiết bị, nếu tiếp tục sử dụng sẽ dẫn đến quá tải, xung đột, thậm chí không thể kết nối mạng.
2- Cách khắc phục: Giải pháp đơn giản nhất lúc này là nâng cấp modem nhà mạng 2 băng tần hoặc mua bộ định tuyến (Router WiFi) mới để tăng trải nghiệm kết nối WiFi.
Tham khảo các dòng Router WiFi cao cấp được phân phối chính hãng bởi Sửa Điện Thoại như Archer AX 23, Archer C54, TL-WR844N,…để có được sự lựa chọn phù hợp nhất bạn nhé.
3. WiFi chập chờn điện thoại do các lỗi khác
Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ điện thoại và Router WiFi, các nguyên nhân như nhà mạng giới hạn băng thông, kết nối WiFi ở khoảng cách quá xa,…. cũng sẽ khiến kết nối bị gián đoạn và việc truy cập Internet trở nên khó khăn hơn.
3.1. Nhà mạng giới hạn băng thông
1- Nguyên nhân: Nhiều nhà mạng thiết lập giới hạn băng thông trong các khung giờ cao điểm từ 9h30 – 11h30 và từ 17h – 20h nhằm đảm bảo đường truyền Internet luôn ổn định và không bị quá tải. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều tác vụ nặng hoặc vào các thời điểm cuối tháng, băng thông cũng sẽ bị giới hạn do lưu lượng gói cước gần hết, dẫn đến kết nối WiFi yếu, lúc có lúc không.
2- Cách khắc phục: Bạn hãy giảm thiểu các thiết bị kết nối, đồng thời tắt các phần mềm/ ứng dụng chưa dùng đến như Facebook, nhạc online, truy cập Youtube,… để tránh lãng phí lưu lượng băng thông. Trong trường hợp chưa hết tháng nhưng gói cước đã gần hết, bạn nên cân nhắc nâng cấp gói cước để tiếp tục đáp ứng nhu cầu sử dụng.
3.2. Khoảng cách kết nối quá xa
1- Nguyên nhân: Các bộ định tuyến Router WiFi sẽ luôn có một dải tần giới hạn, phạm vi truyền phát tín hiệu trung bình từ 30 – 50m trong điều kiện không có yếu tố cản trở. Theo đó, bạn sẽ không thể kết nối đường truyền Internet nếu ở quá xa vị trí đặt Router WiFi.
2- Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng này, bạn nên cân nhắc di chuyển đến gần bộ định tuyến hơn, giúp đường truyền tín hiệu WiFi ổn định và kết nối mạnh mẽ nhất.
3.3. Quá nhiều người kết nối với WiFi
1- Nguyên nhân: Khi có quá nhiều người truy cập WiFi cùng lúc tại cùng một thời điểm, băng thông WiFi sẽ bị chia sẻ đến nhiều thiết bị trong khi khả năng cấp tín hiệu của Router WiFi có hạn. Điều này dẫn đến tình trạng WiFi chập chờn điện thoại, quá tải, gây tắc nghẽn mạng và không thể đáp ứng tất cả nhu cầu người dùng.
2- Cách khắc phục: Bạn cần hạn chế số lượng thiết bị truy cập WiFi, chỉ tối đa từ 6 – 8 người với gói mạng băng thông gia đình, đảm bảo đường truyền tín hiệu tốt hơn. Trong trường hợp muốn sử dụng nhiều thiết bị, bạn có thể nâng cấp gói mạng nhanh hơn hoặc đổi mới Router WiFi có cấu hình khỏe và tốc độ truy cập mạng nhanh hơn.
3.4. Đường truyền Internet gián đoạn
1- Nguyên nhân: Nhà cung cấp mạng gặp các sự cố kết nối như đứt dây cáp quang do tác động bên ngoài đường, đứt cáp quang biển AAG, cháy hộp cáp truyền phát tín hiệu hay lỗi hệ thống,… khiến đường truyền Internet gián đoạn, ảnh hưởng đến tín hiệu WiFi.
2- Cách khắc phục: Bạn cần liên hệ đến tổng đài nhà mạng cung cấp để được hỗ trợ kiểm tra, xử lý vấn đề an toàn và hiệu quả nhất. Trường hợp WiFi vẫn chập chờn dù đã khắc phục, khả năng là do cao hạ tầng cấp tín hiệu của nhà mạng này ở khu vực bạn ở không ổn định và bạn có thể cân nhắc đổi nhà mạng khác để có trải nghiệm tốt hơn.
Trên đây là 18 nguyên nhân phổ biến khiến WiFi chập chờn điện thoại và cách khắc phục đơn giản giúp bạn dễ dàng tự thực hiện. Sửa Điện Thoại hy vọng rằng với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ có được cách khắc phục lỗi kết nối WiFi chập chờn trên điện thoại hiệu quả nhất, loại bỏ những khó chịu, bất tiện trong quá trình sử dụng.
Nếu vẫn còn thắc mắc, hoặc thực hiện chưa thành công, hãy liên hệ ngay với Sửa Điện Thoại để được giải đáp chi tiết và kịp thời theo thông tin dưới đây.
Đỗ Đức Bảo, người sáng lập website Sửa Điện Thoại, là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sửa chữa điện thoại di động với hơn 10 năm kinh nghiệm và niềm đam mê sâu sắc đối với công nghệ. Anh đã đưa ra những giải pháp sáng tạo và hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho hàng ngàn người dùng trên khắp mọi miền đất nước. Tìm hiểu thêm!